NỘI QUY KỶ LUẬT KHÓA THIỀN

NỘI QUY KỶ LUẬT KHÓA THIỀN 2024 

Thiền Tứ Niệm Xứ Vipassana là một trong những kỹ thuật thiền cổ xưa nhất của Ấn Độ. Kỹ thuật thiền này đã biến mất khỏi nhân loại từ lâu và sau đó đã được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khám phá và chỉ dạy lại hơn 2500 năm trước. Từ “Vipassana” có nghĩa là thấy mọi thứ như chúng thực sự là. Đó là quá trình tự thanh lọc bằng cách tự quan sát. Thiền sinh bắt đầu thực hành bằng cách quan sát hơi thở tự nhiên để tăng trưởng sự định tâm. Với sự chánh niệm sắc bén, thiền sinh tiến hành quan sát bản chất thay đổi của thân và tâm và trải nghiệm những sự thật phổ quát về sự vô thường, khổ và vô ngã. Sự chứng ngộ chân lý này qua sự kinh nghiệm trực tiếp là một tiến trình thanh lọc tâm. Toàn bộ con đường Pháp (Dhamma) trong việc thực hành Thiền Tứ Niệm Xứ là một phương thuốc phổ quát cho tất cả các vấn đề và không liên quan gì đến bất kỳ tôn giáo có tổ chức hay chủ nghĩa học phái nào. Vì lý do này, phương pháp thiền này có thể được thực hành tự do bởi tất cả mọi người, vào bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ nơi nào, mà không có xung đột do chủng tộc, cộng đồng hay tôn giáo, và sẽ mang lại lợi ích như nhau cho tất cả mọi người.

Thiền Tứ Niệm Xứ Vipassana KHÔNG phải là:

  • Một nghi thức hay nghi lễ dựa trên niềm tin mù quáng.
  • Một trò giải trí tri thức hay triết học.
  • Một phương pháp chữa bệnh nghỉ ngơi, một kỳ nghỉ hay một cơ hội để giao tiếp xã hội.
  • Một sự trốn chạy khỏi những thử thách và đau khổ của cuộc sống hàng ngày.

Thiền Tứ Niệm Xứ Vipassana là:

  • Một kỹ thuật sẽ diệt trừ sự đau khổ.
  • Một phương pháp thanh lọc tâm nhằm giúp một người đối mặt với những căng thẳng và vấn đề của cuộc sống một cách bình tĩnh và cân bằng.
  • Đó là một nghệ thuật sống mà người ta có thể sử dụng để có sự đóng góp tích cực cho xã hội.

Thiền Vipassana nhắm đến mục tiêu tâm linh cao cả nhất là sự giải thoát và giác ngộ hoàn toàn. Mục đích của nó không bao giờ chỉ đơn giản là chữa bệnh thân. Tuy nhiên, như một sản phẩm phụ của quá trình thanh lọc tâm, nhiều bệnh tâm được loại bỏ khi thực hành thiền Vipassana. Thật ra, Thiền Vipassana loại bỏ ba nguyên nhân của mọi sự bất hạnh, đó là tham ái, sân hận và si mê. Với sự thực hành liên tục, người thực hành sẽ giải phóng những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, tháo mở những nút thắt do thói quen cũ là phản ứng không bình thản trước những tình huống dễ chịu và khó chịu.

Mặc dù Thiền Vipassana được phát triển như một kỹ thuật Thiền của Đức Phật, nhưng việc thực hành nó không chỉ giới hạn ở các Phật tử. Và cũng hoàn toàn không có đòi hỏi hay mong muốn người thực hành về việc chuyển đổi đạo. Kỹ thuật Thiền này hoạt động trên cơ sở đơn giản là tất cả con người đều chia sẻ những vấn đề chung và một kỹ thuật có thể loại bỏ những vấn đề chung này cũng sẽ có ứng dụng phổ quát. Rất nhiều người thuộc nhiều hệ phái tôn giáo khác nhau có trải nghiệm về các lợi ích của thiền Vipassana mang lại và họ cũng không thấy mâu thuẫn gì với đức tin của tôn giáo mà họ đang theo.

Thiền tập và kỷ luật bản thân 

Quá trình tự thanh lọc tâm bằng quán chiếu bản thân chắc chắn không bao giờ dễ dàng vì vậy nó đòi hỏi một thiền sinh phải thực hành một cách rất chăm chỉ. Bằng nỗ lực của bản thân, một thiền sinh sẽ đạt được sự giác ngộ của riêng mình; không ai khác có thể làm điều này thay cho bạn cả . Do đó, thiền tập chỉ phù hợp với những người sẵn sàng làm việc nghiêm túc và tuân thủ kỷ luật, vì lợi ích và sự che chở cho các thiền sinh và là một phần không thể thiếu trong việc thực hành thiền Vipassana.

10 ngày hay 3 ngày chắc chắn là một thời gian rất ngắn để thâm nhập vào tầng sâu nhất của tâm vô thức và học cách loại bỏ những thói quen vi tế nằm ẩn sau trong đó. Sự thực hành liên tục trong ẩn dật là bí quyết thành công của kỹ thuật thiền này. Vì vậy các điều lệ và quy định được phát triển nhằm để nhắc nhở khía cạnh thực tế này. Các quy tắc chủ yếu không phải vì lợi ích của thiền sư hay ban tổ chức khóa thiền và cũng không phải là những biểu hiện tiêu cực của truyền thống hoặc niềm tin mù quáng vào một tổ chức tôn giáo. Thay vào đó, các  quy định dựa trên kinh nghiệm thực tế của rất nhiều thiền sinh trong nhiều năm, vừa mang tính khoa học vừa mang tính hợp lý. Vì vậy tuân thủ các quy tắc sẽ tạo ra một bầu không khí rất thuận lợi cho việc thiền tập và ngược lại, phá vỡ chúng sẽ tạo ra sự ô nhiễm và khó khăn trong vấn đề thiền tập. 

Một thiền sinh sẽ phải ở lại thiền viện trong toàn bộ thời gian của khóa thiền. Các quy tắc điều lệ khác cũng nên được đọc và xem xét cẩn thận. Chỉ những quý vị nào cảm thấy rằng quý vị có thể tuân theo kỷ luật một cách trung thực và cẩn thận thì mới nên xin tham gia khoá thiền. Những  quý vị nào không chuẩn bị để thực hiện một nỗ lực quyết tâm sẽ lãng phí thời gian của quý vị và hơn nữa, sẽ làm phiền những quý vị khác mong muốn thực hành thiền nghiêm túc. Một thiền sinh tương lai cũng nên hiểu rằng sẽ rất bất lợi và không nên bỏ dở khi chưa hoàn thành khoá thiền khi thấy quá khó. Tương tự như vậy, sẽ là điều đáng tiếc nhất nếu mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng một thiền sinh không tuân theo các quy tắc và phải bị yêu cầu ra về.

Người Bị Rối Loạn Tâm Thần Nghiêm Trọng

Những quý vị bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng thỉnh thoảng đến với các khóa thiền Vipassana với kỳ vọng không thực tế rằng kỹ thuật thiền này sẽ chữa khỏi hoặc làm giảm bớt các vấn đề tâm thần của quý vị. Những mối quan hệ với những người khác không ổn định và tiền sử điều trị khác nhau có thể là tạo thêm những yếu tố khiến những quý vị như vậy khó đạt được lợi ích hoặc thậm chí không thể hoàn thành khoá thiền . Năng lực của thiền viện khiến ban tổ chức không thể chăm sóc đúng cách cho những quý vị có hoàn cảnh như vậy. Mặc dù thiền Vipassana mang lại lợi ích cho hầu hết mọi người, nhưng nó không thể thay thế cho việc điều trị y tế hoặc điều trị tâm thần và  thiền viện không khuyên dùng phương pháp thiền này cho những  quý vị mắc chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng.

 

Quy tắc kỷ luật

Nền tảng của thực hành là sīla — hành vi đạo đức. Sīla cung cấp nền tảng cho sự phát triển của samādhi — định tâm; và sự thanh lọc tâm đạt được thông qua paññā — trí tuệ.

Giữ giới 

Tất cả những thiền sinh tham dự một khóa thiền Vipassana phải tận tâm thực hiện 5 giới  sau đây  trong suốt thời gian của khóa thiền:

  1. Tránh giết hại bất kỳ chúng sinh nào;
  2. Tránh trộm cắp;
  3. Tránh mọi hoạt động tình dục;
  4. Tránh nói dối;
  5. Tránh sử dụng tất cả các chất say.

    Có ba giới bổ sung mà các thiền sinh cũ (nghĩa là những thiền sinh đã hoàn thành ít nhất 1 khóa thiền quán thọ với Thiền Sư Khippapanno Kim Triệu) phải tuân theo trong suốt khóa thiền:
  6. Tránh ăn sau buổi trưa;
  7. Tránh các trò giải trí và trang điểm cơ thể;
  8. Tránh nằm giường cao hay giường sang trọng.

Các thiền sinh cũ sẽ giữ giới thứ 6 bằng cách uống trà không có sữa hoặc nước trái cây vào lúc nghỉ giải lao , trong khi thiền sinh mới có thể uống trà với sữa và ăn một ít trái cây. Thiền sư có thể miễn cho một thiền sinh cũ không giữ giới thứ 6 này vì lý do sức khỏe. Tất cả thiền sinh phải tuân giữ giới thứ 7 và thứ 8. 

Chấp nhận Thiền Sư và kỹ thuật Thiền 

Thiền sinh phải tuyên bố sẵn sàng tuân thủ đầy đủ và trong suốt thời gian của khóa thiền với sự hướng dẫn và chỉ dẫn của Thiền Sư; nghĩa là tuân thủ giới luật và hành thiền đúng như yêu cầu của Thiền Sư, không bỏ qua bất kỳ phần nào của hướng dẫn, cũng không thêm bớt bất cứ điều gì vào đó. Sự chấp nhận này phải là sự nhận diện và hiểu biết, chứ không phải sự phục tùng một cách mù quáng. Chỉ với thái độ tin tưởng, thiền sinh mới có thể làm việc siêng năng và kỹ lưỡng. Sự tin tưởng như vậy vào Thiền Sư và kỹ thuật  là điều cần thiết để thành công trong việc thiền tập. 

Các kỹ thuật Thiền, nghi thức và hình thức thờ cúng khác

Trong suốt khóa thiền, điều tuyệt đối cần thiết là tất cả các hình thức cầu nguyện, thờ cúng hoặc nghi lễ tôn giáo — thắp hương, lần hạt, trì tụng thần chú, ca hát và nhảy múa, v.v. — phải được ngưng lại. Tất cả các kỹ thuật thiền, phương pháp chữa bệnh hoặc thực hành tâm linh khác cũng nên dừng lại. Điều này không phải để lên án bất kỳ kỹ thuật thiền hay phương pháp thực hành nào khác, mà là để cho phép một thử nghiệm công bằng đối với kỹ thuật Thiền Vipassana trong sự thuần khiết của nó.

Thiền sinh  được khuyên rằng cố tình trộn lẫn các kỹ thuật thiền khác với kỹ thuật thiền Vipassana sẽ cản trở và thậm chí đảo ngược  sự tiến bộ của họ. Bất chấp những lời cảnh báo lặp đi lặp lại của Thiền Sư, trước đây đã có những trường hợp học sinh cố tình trộn lẫn kỹ thuật này với một số nghi lễ hoặc một phương pháp thực hành khác, và đã có những trãi nghiệm không tốt. Bất kỳ nghi ngờ hoặc nhầm lẫn nào có thể phát sinh trong khoá thiền phải luôn được làm rõ bằng cách gặp Thiền Sư.

Trình Pháp với Thiền Sư. 

Giờ trình pháp và đặt câu hỏi với Thiền Sư sẽ được thông báo hàng ngày bởi ban tổ chức. Các Thiền sinh nên theo dõi bảng thông báo hàng ngày để biết giờ viết câu hỏi và trình pháp cho hợp lý. 

Sự im lặng trong chánh niệm 

Tất cả thiền sinh phải giữ Im Lặng trong chánh niệm từ đầu khóa thiền cho đến ngày cuối cùng. Sự Im Lặng trong chánh niệm có nghĩa là sự im lặng của thân, khẩu và ý. Bất kỳ hình thức giao tiếp nào với thiền sinh khác cho dù bằng cử chỉ, ngôn ngữ ký hiệu, ghi chú bằng giấy, v.v., đều bị cấm.

Tuy nhiên, thiền sinh có thể nói chuyện với ban tổ chức bất cứ khi nào cần thiết  về các vấn đề liên quan đến thực phẩm, chỗ ở, sức khỏe, v.v. Nhưng ngay cả những việc liên lạc này cũng nên được giữ ở mức tối thiểu. Thiền sinh nên trau dồi cảm giác rằng quý vị đang làm việc trong sự cô lập.

Sự tách biệt nam và nữ

Duy trì sự tách biệt hoàn toàn giữa nam và nữ. Các cặp vợ chồng, đã kết hôn hay không, không được liên lạc với nhau dưới bất kỳ hình thức nào trong suốt khóa học. Điều tương tự cũng áp dụng cho bạn bè, thành viên trong cùng một gia đình, v.v.

Sự Tiếp Xúc Thân thể 

Điều quan trọng trong suốt khóa thiền là giữ cho không có bất kỳ sự tiếp xúc thân thể nào giữa những người thiền sinh dù là cùng giới hay khác giới.

Yoga và Thể dục

Mặc dù yoga thể chất và các bài tập khác tương thích với Thiền Vipassana, nhưng những bài tập thể chất này nên được tạm dừng trong suốt khóa thiền vì thiền viện không có khu vực  tách biệt phù hợp. Chạy bộ cũng không được phép. Thiền sinh có thể tập thể dục trong thời gian nghỉ ngơi bằng cách đi bộ trong khuôn viên thiền viện. 

Đồ vật tôn giáo, chuỗi tràng hạt, quả cầu pha lê, bùa hộ mệnh, v.v.

Không được mang những vật dụng như vậy đến địa điểm của khoá thiền. Nếu vô tình mang đến, quý vị phải gửi những vật này cho ban quản tổ chức trong suốt thời gian của khóa thiền.

Chất say và Thuốc

Không được mang ma túy, rượu hoặc các chất say khác đến thiền viện; điều này cũng áp dụng cho thuốc ngủ và tất cả các loại thuốc an thần khác. Những người dùng thuốc theo toa của bác sĩ nên thông báo cho Thiền Sư hay ban tổ chức biết. 

Thức Ăn 

Thật khó để thiền viện có thể thỏa mãn những sở thích và yêu cầu về thức ăn riêng biệt của tất cả các thiền sinh. Do đó, các thiền sinh xin vui lòng đón nhận những bữa ăn chay đơn giản được cung cấp tại thiền viện. Ban nhà bếp cố gắng chuẩn bị một thực đơn cân bằng, lành mạnh phù hợp cho việc hành thiền. Nếu bất kỳ quý vị nào đã được chỉ định một chế độ ăn uống đặc biệt vì sức khỏe kém, quý vị nên thông báo cho ban quản lý biết khi đến thiền viện. Quý vị cũng không được nhịn ăn.

Quần áo

Trang phục nên đơn giản, khiêm tốn và thoải mái. Không nên mặc quần áo bó sát, trong suốt, hở hang hoặc phản cảm (chẳng hạn như quần đùi, váy ngắn, quần bó, áo không tay, v.v..). Tắm nắng và khỏa thân bán phần cũng không được phép. Điều này rất quan trọng để giảm thiểu sự phân tâm cho các thiền sinh khác.

Giặt giũ và Tắm gội 

Các thiền sinh không được dùng máy giặt hoặc máy sấy, vì vậy quý vị nên mang theo đủ quần áo cho cả khoá thiền. Các vật dụng nhỏ có thể giặt tay. Việc tắm gội và giặt giũ chỉ có thể được thực hiện trong giờ nghỉ chứ không phải trong giờ hành thiền.

Tiếp xúc bên ngoài thiền viện 

Thiền sinh phải ở trong khuôn viên của thiền viện trong suốt khóa thiền. Quý vị chỉ có thể rời đi khi có sự đồng ý cụ thể của Thiền sư hay ban tổ chức. Không được phép liên lạc với bên ngoài trước khi khóa thiền kết thúc. Điều này bao gồm thư từ, cuộc gọi điện thoại và khách thăm viếng. Điện thoại di động, máy nhắn tin và các thiết bị điện tử khác phải được gửi cho ban quản tổ chức khi đến và chỉ được gửi lại khi khóa thiền kết thúc. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn bè hoặc người thân có thể liên hệ với ban quản tổ chức.

Âm nhạc, Đọc và Viết

Không được phép chơi nhạc cụ, nghe radio, v.v. Không được mang tài liệu đọc hoặc viết vào khóa thiền. Thiền sinh không nên phân tâm bằng cách ghi chép ngoại trừ việc ghi câu hỏi trình pháp. Việc hạn chế đọc và viết là để nhấn mạnh bản chất thực hành nghiêm ngặt của khoá thiền này.

Thiết bị ghi âm và máy ảnh

Những thứ này có thể không được sử dụng trừ khi có sự cho phép rõ ràng của Thiền Sư.

Tài chính khóa thiền 

Theo truyền thống của Vipassana thuần túy, các khóa thiền chỉ được tổ chức trên cơ sở cúng dường. Việc cúng dường chỉ được chấp nhận từ những người đã hoàn thành ít nhất một khoá thiền tại thiền viện. Quý vị tham gia khóa thiền lần đầu tiên có thể cúng dường vào ngày cuối cùng của khóa thiền hoặc bất kỳ thời điểm nào trong hay sau khoá thiền.

Bằng cách này, các khóa thiền được hỗ trợ bởi những thiền sinh đã tự mình nhận ra những lợi ích của việc thực hành. Với mong muốn chia sẻ những lợi ích này với những quý vị khác,  quý vị cúng dường tùy theo phương tiện và ý nguyện của mình. Cho dù cúng dường lớn hay nhỏ,  việc cúng dường nên được đưa ra với mong muốn giúp đỡ người khác:

‘Khóa thiền mà tôi đã tham gia đã được tài trợ thông qua sự cúng dường của các thiền sinh trước đây; bây giờ hãy để tôi làm một thứ gì đó đóng góp cho chi phí của một khóa thiền trong tương lai, để những người khác cũng có thể được hưởng lợi từ phương pháp thiền này.’

Quý vị có thể cúng dường bằng tiền mặt hoặc viết check. 

Nếu cúng dường tiền mặt, quý vị nên ghi rõ ràng trên bao thư 

  • Cúng dường Tam Bảo 
  • Cúng dường nhà bếp khoá thiền 
  • Cúng dường Ngài Thiền Sư
  • Cúng dường……(cho một việc gì khác)……             

Nếu cúng dường bằng check, quý vị nên ghi trên check như sau

Pay to: Thich Ca Thien Vien ( hoặc ghi : Sakyamuni Buddhist Meditation Association)  

Phần memo, các vị nên ghi rõ ràng là cúng dường vào việc gì. 

Memo:  

  • Cúng dường Tam Bảo
  • Cúng dường nhà bếp khoá thiền 
  • Cúng dường Ngài Thiền Sư 
  • Cúng dường………(cho một việc gì khác)…….     

Tất cả sự cúng dường được khuyến khích đưa trực tiếp đến Ngài Thiền Sư Khippapanno Kim Triệu. Ngài sẽ nhận cúng dường và gửi đến ban quản lý thiền viện và ban nhà bếp một cách tương ứng.  

Tóm lại 

Để làm rõ tinh thần đằng sau các kỷ luật và nội quy, chúng có thể được tóm tắt như sau:

Hãy rất cẩn thận để hành động của quý vị không làm phiền bất kỳ ai. Và không chú ý đến những phiền nhiễu do người khác gây ra.

Có thể là một thiền sinh không thể hiểu những lý do thực tế của một hoặc một vài quy tắc phía trên. Thay vì cho phép sự tiêu cực và nghi ngờ phát triển, quý vị nên hỏi rõ ràng sự hoài nghi của mình với Thiền sư hay ban tổ chức.

Chỉ bằng cách tiếp cận có kỷ luật và nỗ lực tối đa thì thiền sinh mới có thể hoàn toàn nắm bắt được sự thực hành và thu được lợi ích từ nó. Sự nhấn mạnh trong suốt khóa thiền là sự thực hành. Nguyên tắc vàng là hành thiền như thể quý vị chỉ có một mình, với tâm hướng vào bên trong, bỏ qua mọi bất tiện và phiền nhiễu mà hành giả có thể gặp phải.

Cuối cùng, thiền sinh nên lưu ý rằng sự tiến bộ của quý vị trong khoá thiền Vipassana chỉ tùy thuộc vào những phẩm chất tốt đẹp và sự phát triển cá nhân của chính quý vị và vào năm yếu tố: nỗ lực nghiêm túc, tự tin, chân thành, sức khỏe và trí tuệ.

Mong những thông tin trên sẽ giúp quý thiền sinh đạt được lợi ích tối đa từ khóa thiền. Thiền viện rất vui khi có cơ hội được phục vụ và giúp đỡ quý vị. Chúc quý vị an lạc và hài hoà từ sự trải nghiệm thiền Vipassana của chính mình.

THỜI KHOÁ HÀNG NGÀY CỦA KHOÁ THIỀN CUỐI TUẦN 3 NGÀY 

Thời gian biểu sau đây cho khóa thiền 3 ngày đã được thiết kế để duy trì tính liên tục của thực hành. Để có kết quả tốt nhất, quý thiền sinh nên theo dõi nó càng chặt chẽ càng tốt.

 

Thứ sáu 

8:00 am – 8:30 am Tụng Kinh Tam Bảo 

8:30 am – 8:45 am Thông báo điều lệ khoá thiền 

9:00 am – 10:00 am Thuyết pháp khai mạc khoá thiền

10:00 am – 10:45 am Thiền tập trong thiền đường hoặc tại phòng 

 

10:45 am – 12:00 pm Ăn trưa

12:00 pm – 1:00 pm   Nghỉ ngơi

 

1:00 pm – 2:00 pm Thiền tập trong thiền đường hoặc tại phòng 

2:00 pm – 3:00 pm Thiền Nhóm tại Thiền Đường 

3:00 pm – 4:00 pm Thiền tập trong thiền đường hoặc tại phòng 

4:00 pm – 5:00 pm Thiền tập trong thiền đường hoặc tại phòng    

 

5:00 pm – 6:00 pm Giải Lao 

 

6:00 pm – 7:00 pm Thiền Nhóm tại Thiền Đường

7:00 pm – 8:00 pm Thiền tập trong thiền đường hoặc tại phòng

8:00 pm – 9:00 pm Thiền Nhóm tại Thiền Đường

9:00 pm – 9:30 pm Tắt đèn ngủ 

 

Thứ Bảy 

4:00 am Thức dậy

4:30 am – 6:15 am Thiền Nhóm tại Thiền Đường 

 

6:30 am – 8:00 am Ăn sáng + Giải lao + Lao tác, v.v…

 

8:00 am – 9:00 am Thiền tập trong thiền đường hoặc tại phòng

9:00 am – 10:00 am Thuyết pháp 

10:00 am – 10:45 am Thiền tập trong thiền đường hoặc tại phòng 

 

10:45 am – 12:00 pm Ăn trưa

12:00 pm – 1:00 pm   Nghỉ ngơi

 

1:00 pm – 2:00 pm Thiền tập trong thiền đường hoặc tại phòng 

2:00 pm – 3:00 pm Thiền Nhóm tại Thiền Đường 

3:00 pm – 4:00 pm Thiền tập trong thiền đường hoặc tại phòng 

4:00 pm – 5:00 pm Thiền tập trong thiền đường hoặc tại phòng    

 

5:00 pm – 6:00 pm Giải Lao 

 

6:00 pm – 7:00 pm Thiền Nhóm tại Thiền Đường

7:00 pm – 8:00 pm Thiền tập trong thiền đường hoặc tại phòng

8:00 pm – 9:00 pm Thiền Nhóm tại Thiền Đường

 

9:00 pm – 9:30 pm Tắt đèn ngủ 

 

Chủ Nhật 

4:00 am Thức dậy

4:30 am – 6:15 am Thiền Nhóm tại Thiền Đường

 

6:30 am – 8:00 am Ăn sáng + Giải lao + Lao tác, v.v…

 

8:00 am – 9:00 am Thiền tập trong thiền đường hoặc tại phòng

9:00 am – 10:00 am Thuyết pháp 

10:00 am – 10:45 am Thiền tập trong thiền đường hoặc tại phòng 

 

10:45 am – 12:00 pm Ăn trưa

12:00 pm – 1:00 pm   Nghỉ ngơi

 

1:00 pm – 2:00 pm Thiền tập trong thiền đường hoặc tại phòng 

2:00 pm – 3:00 pm Thiền Nhóm tại Thiền Đường 

3:00 pm – 4:00 pm Thiền tập trong thiền đường hoặc tại phòng 

 

4:00 pm – 4:30 pm Thuyết Pháp kết thúc khoá thiền