THIỀN VIPASSANA KHÁI QUÁT

Thiền là một danh từ không còn xa lạ gì trong giới Phật tử. Ngày nay thiền không còn bị bó hẹp trong bốn bức tường tu viện hay phận sự của các tu sĩ. Thiền được phổ biến sâu rộng hầu như khắp nơi trên thế giới. 

Con người ngày nay quá bận rộn với những sinh hoạt hàng ngày. Sự cám dỗ vật chất quá mãnh liệt, khiến con người khó làm chủ được bản thân. Thiền dạy cho chúng ta phương pháp tập trung quan sát các hiện tượng xuất hiện trong ta và quanh ta giúp chúng ta nhận ra được những định luật chung của vạn vật trong vũ trụ: Vô Thường, Khổ hay Bất Toại Nguyện, và Vô Ngã. Nhờ thấy được định luật này mà tâm ta sẽ vơi đi những dính mắc, loạn động, giúp cuộc sống của chúng ta nhẹ nhàng, thanh thản.

Ngoài sự thành tựu cao tột mà thiền đúng cách mang lại là loại trừ hoàn toàn Tham, Sân, Si , thiền còn là một nghệ thuật sống giúp một người có sự bình yên và hoà hợp trong bản thân, gia đình và xã hội. 

Trong đạo Phật, về phương diện pháp hành Thiền có hai phương pháp tu tập: là Thiền Định (Samatha) và Thiền Quán (Vipassanà). Thiền Quán còn gọi là Thiền Tuệ, Như Lai Thiền, Thiền Minh Sát, hay Thiền Tứ Niệm Xứ

Vipassna là kếp hợp của hai từ: “Vi” – và “passana”. “Vi” nói đến ba đặc tính của thân và tâm, đó là vô thường, khổ hay bất toại nguyện, và vô ngã. “Passana” có nghĩa là sự hiểu biết đúng đắn hay sự chứng ngộ thông qua sự tập trung sâu sắc, hay sự hiểu biết đúng đắn về ba đặc tính của thân và tâm kể trên. Khi chúng ta thực hành thiền minh sát ( Vipassana), mục đích là để nhận ra ba đặc tính vô thường, khổ và vô ngã của các hiện tượng thân và tâm. 

Bằng cách nhận thức đầy đủ ba đặc tính của tâm và thân này, chúng ta có thể tiêu diệt mọi ô nhiễm như  tham muốn, ái dục, sân hận, ác ý, ghen tị, tự phụ, lười biếng và hôn trầm, buồn phiền và lo lắng, bồn chồn và hối hận. Tất cả những loại ô nhiễm này là nguyên nhân của đau khổ. Chừng nào chúng ta còn có bất kỳ loại ô nhiễm nào, chắc chắn chúng ta còn phải trải qua nhiều loại đau khổ. Chi khi nào chúng ta tiêu diệt tất cả những ô nhiễm này, chúng ta sẽ đạt được giải thoát thật sự hay sự chấm dứt mọi đau khổ.

Thiền Định và Thiền Quán Vipassana

Về cơ bản, thiền định là tập trung tâm vào một đối tượng sâu sắc và giúp cho tâm tỉnh lặng. Ðây là sự thực hành trong sự tập trung tâm vào bất kỳ đề mục duy nhất nào và phát huy khả năng để gom tâm ngay đề mục đó. Thiền quán cũng được gọi là thiền tiến trình, không tập trung tâm vào một đề mục cố định. Thay vào đó phát huy khả năng định tâm trên những đề mục thay đổi như là một phương tiện để kiểm chứng bản chất tiến trình thân tâm. Thiền quán được thực hành bằng cách phát triển sự chú ý đơn thuần, một cái thấy mà không phản ứng với toàn bộ quá trình thế giới kinh nghiệm của chúng ta, với ý thức và với tất cả các đối tượng của ý thức. Ðáng lẽ ra, tập trung vào một đề mục nào đó thì người ta lại tập trung vào sự thay đổi liên tục của thân tâm lấy nó làm đề mục, và qua sự quan sát rõ ràng và thăng bằng chúng ta thực sự đạt đến tuệ giác và trí tuệ để hiểu chúng ta thật sự là ai.

Ðề mục thiền định theo truyền thống thì rất nhiều. Ðức Phật dạy có bốn mươi đề mục; tuy nhiên bất cứ vật nào dùng để tâm tập trung đều có thể thực hiện cho việc thiền định. Sự tập trung này bao gồm việc tập trung vào một đề mục quán tưởng chẳng hạn như đèn cầy hoặc một biểu tượng về đạo giáo hay ánh sáng; tập trung vào âm thanh như tiếng nhạc, câu thần chú, nước chảy, chim kêu. . .tập trung vào cảm giác như tình thương, từ bi, hỉ xả, hoặc tập trung bất cứ nơi nào trong cơ thể, chẳng hạn như hơi thở ở mũi hoặc ở tim hoặc bất cứ đề mục khác nơi mà tâm trụ vào một cách vững chắc.

Thiền định phát huy được những trạng thái tâm vắng lặng vô biên, và thường thường có những sức mạnh nào đó. Thiền định có thể dẫn đến những sự nhận biết về vũ trụ và các lãnh vực tinh tú và loại bỏ tạm thời Tham, Sân, Si.

Ðịnh cũng là một yếu rất cần thiết cho thiền quán, nhưng sự cần thiết của định cho thiền quán phải thông qua việc áp dụng định lên những đối tượng thay đổi. Thiền quán tập trung chánh niệm tỉnh giác vào thân, thọ, tâm, pháp bởi vì chúng cảm nhận qua từng sát-na. Khi sự tập trung và chú ý tăng dần tâm trở nên trong sáng và quân bình. Tâm càng tập trung sâu sắc thì chúng ta nhận biết các sự vật đang thay đổi từng sát-na ra sau, những sự việc này cuối cùng không còn là suối nguồn hạnh phúc vĩnh cửu, và toàn bộ thân tâm trải qua một tiến trình theo định luật nhân quả (kamma), vô thường hay không có linh hồn. Từ khi chánh niệm gia tăng, thể nhập, nhận thức qua việc tu thiền của bản thân nên các tuệ giác sâu sắc này trở nên hoàn toàn trong sáng. Với trí tuệ phát sanh đã mang lại công bằng, bác ái, từ bi, do cảm nhận vô ngã chúng ta thấy được sự đồng nhất của chúng sinh. Khi tâm được hoàn toàn quân bình, vắng lặng và tỉnh giác, người ta có thể cảm nhận được sự đoạn diệt của toàn bộ tiến trình đang hoạt động này, đây là an lạc của Niết-bàn. Với sự an lạc này phát sanh tuệ giác cảm nhận sâu sắc lý vô thường, và tâm không còn chấp thủ nữa, điều đó là tình thương, hạnh phúc, một trạng thái tâm tươi sáng thoát khỏi phiền não.

Người ta có thể bắt đầu thực hành bằng một bài tập thiền định và sau đó thay đổi để nhận thức theo tiến trình. Lúc ban đầu một số thiền sư thích sử dụng kĩ thuật tập trung để giúp các hành giả giữ tâm khỏi phóng dật. Sau đó chư vị dạy trực tiếp sự tập trung này vào tiến trình thân tâm để phát huy trí tuệ. Các vị thiền sư khác cố hướng dẫn hành giả trực tiếp theo dõi tiến trình bằng cách tập trung vào sự thay đổi các cảm giác như tình cảm, tư tưởng. Phương pháp này phải liên hệ với sự phát huy khả năng vắng lặng và tập trung tâm trước khi bất cứ tuệ giác nào phát sanh. Ðức Phật dạy hai phương pháp khác nhau tùy theo nhu cầu của đệ tử.

Mặc dù người ta không đồng ý về những lý lẽ của những phương pháp khác nhau này, chúng ta phải nhớ rằng đây chỉ là những phương tiện tu tập khi thành tựu rồi xả bỏ đi. Trong thực tế hầu hết các phương pháp thiền có giá trị là khi tu tập có giới luật, có chơn thật và có kiên nhẫn. Cố hấp vào bất cứ phương pháp nào hay so sánh cái này với cái kia chỉ là chấp thủ thêm, điều đó sẽ dẫn đến đau khổ.

Chánh Niệm

Nền tảng của tất cả các pháp Thiền Vipassana chính là sự thực tập “Chánh Niệm”- sự nhận biết đơn thuần không có suy nghĩ hay phân biệt ngay bây giờ và ở đây.  Nhờ phát huy trí tuệ, phẩm chất tâm vượt trội hơn tất cả những thứ khác đó là chìa khóa để tu tập. Phẩm chất này là chánh niệm và tỉnh giác. Phương pháp hay nhất để hiểu hoàn cảnh sống của chúng ta là quan sát bằng cái tâm bình đẳng. Thái độ quan sát bình đẳng, giúp chúng ta nhận xét một cách trung thực những diễn biến xảy ra trong ta và quanh ta một cách tự nhiên. Bằng sự tỉnh giác trong giây phút hiện tại, chúng ta càng thấy rõ ràng hơn những đặc tính thật sự của tiến trình thân tâm.

Ðạo Phật xuất phát từ sự hiểu biết. Thế giới là gì? Thế giới là những vật trông thấy được, như nghe, nếm, ngửi và sờ mó; các đối tượng của tâm và sự nhận biết củ ác đối tượng này. Qua sự nhận thức không phân biệt, chúng ta có thể thể nhập và hiểu rõ ràng nhất về bản chất của thế gian. Ví dụ khi một người đang giữ chánh niệm về sự nhìn, thì không đánh giá vào đối tượng cảnh vật, tạo thành những ý niệm tốt xấu, đẹp tồi, quen thuộc hay không quen thuộc về những thứ đó. Chính xác hơn sự chú ý trở thành tiến trình nhận biết sự thấy, hơn những sự việc đi theo cùng với sự thấy. Những ý niệm này đi theo với cảm nhận. Chánh niệm tập trung vào sát-na của tiến trình hơn là sự suy tưởng của nó về những ý niệm. Nhận thức thì trực tiếp vào ngay trong giây phút hiện tại, cho đến tiến trình này, đó là nơi duy nhất chúng t ó thể hiểu được bản chất thực sự của nó. Sự nhận thức này đem lại một sự hiểu biết mà kết quả là có trí tuệ, có giải thoát và chấm dứt đau khổ. Không những tu tập chánh niệm để giúp cho chúng ta thể nhập pháp giới mà còn hiểu được nguyên nhân đau khổ; khi đã tu tập, chánh niệm có sức mạnh lạ thường. Chánh niệm giúp cho tâm chúng ta trong sạch từng giây phút. Mỗi giây phút chúng ta đều có ghi nhớ, tâm trong sạch thoát khỏi sân hận và si mê. Do giây phút trong sạch đó, tâm mới mát mẻ vì nó có đầy đủ sự chú tâm vào những gì không có hình thức màu mè. Tu tập chánh niệm cũng làm thăng bằng các yếu tố khác của tâm như năng lực và tập trung là nhu cầu cho sự phát huy tinh thần củ húng ta. Trong thực tế, làm cho tâm quân bình hoàn hảo thì chính là phát triển toàn bộ con đường tu tập. Khi chánh niệm khéo tu tập có thể làm vơi đi mọi điều sợ hãi, vì khi đó tâm đã đoạn trừ mọi chấp thủ nên không còn bị sanh tử luân hồi, không còn cầu mong, không còn sợ hãi nữa. “Không có ca tụng, không có khiển trách”. Cuối cùng, chúng ta thấy rằng không còn gì để mưu cầu nữa. Ðó chỉ là định luật vô ngã.

Di huấn tối hậu của đức Phật trước khi ngài nhập Niết  là “Hãy tinh tấn có chánh niệm”. Tinh tấn không có nghĩa là nỗ lực để thay đổi các sự việc, mà nỗ lực để có sự nhận biết rõ ràng ở mọi thời điểm. Ngây Bây Giờ. Ở Đây. Và Chánh Niệm. 

 

Toàn Bộ Giáo Lý

Toàn bộ giáo lý và sự thực tập của đức Phật có thể được tóm tắt như sau:

Không có gì đáng để bám chấp vào.”

Nếu quý vị buông xả mọi thứ,

Đối tượng

Khái niệm

Thầy dạy

Ðức Phật

Bản ngã

Giác quan

Ký ức

Cuộc đời

Cái chết

Giải thoát

Buông xả được như thế, thì tất cả đau khổ sẽ chấm dứt. Thế giới sẽ hiện ra trong bản chất tự tồn tại ban sơ của nó, và quý vị sẽ hưởng được hương vị giải thoát của đức Phật.”

Tất cả các phương pháp hành Thiền Vipassana chỉ là những cách tiếp tập và kĩ thuật hữu ích để giúp chúng ta học và thực chứng được sự buông xả đó. 

 

Nguồn tham khảo và trích dẫn:

  • Quyển sách “Các Vị Thiền Sư Đương Thời”, tác giả Jack Kornfield, tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt ngữ 
  • Quyển sách ” The process of Insight Meditation”, tác giả Sayadaw U Janakabhivamsa 
Youtube
Facebook